Trong những năm qua, việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được Trường mầm non Liên Hòa xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, để thực hiện đạt được mục tiêu chuyên đề đặt ra thì nhà trường phải có môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp học để cho trẻ hoạt động. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác.

 
iáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Muốn vậy, mỗi giáo viên công tác ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ. 

Nếu như ở các trường phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

 

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo.

Trẻ thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm

Cùng với môi trường vật chất xung quanh trẻ là môi trường xã hội, là môi trường giao tiếp thân thiện giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa phụ huynh với trẻ và với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, nói lên những tâm tư nguyện vọng mong muốn của trẻ đối với cô giáo và các bạn, nhờ vậy mà cô giáo hiểu hơn về trẻ, trẻ trong lớp hiểu nhau hơn, phụ huynh hiểu hơn về khả năng sở thích, nguyện vọng của con em mình. Từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả các hoạt động cũng cao hơn, trẻ thích được đến trường hơn vì ở đó có cô và các bạn, có các đồ dùng đồ chơi và môi trường xung quanh để trẻ vui chơi và khám phá.

Cô và trò tham gia các hoạt động thực nghiệm

Trong những năm qua, việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được Trường mầm non Liên Hòa xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, để thực hiện đạt được mục tiêu chuyên đề đặt ra thì nhà trường phải có môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp học để cho trẻ hoạt động. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ thu hút được sự quan tâm, tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, sự đóng góp của các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm giúp đỡ thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của con em mình trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

 

Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo đảng chính quyền địa phương; Phòng giáo dục và đào tạo; đặc biệt là sự quan tâm phối hợp của phụ huynh học sinh trong toàn trường đã huy động các nguồn nhân lực để đầu tư, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường theo hướng lấy trẻ làm trung tâm kết quả đạt được như sau:

          Môi trường trong lớp

          Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp và huy động các nguồn tài trợ để đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, trong lớp để phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, ngoài ra giáo viên thiết kế các góc chơi trong lớp với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn cho trẻ khi chơi, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi qua đó góp phần phát triển trí tuệ. đồng thời mối quan hệ xã hội được phát triển mạnh mẽ như những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đúng mực, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý các tình hưống trong cuộc sống của trẻ ngày một tốt hơn…

Có các góc mở được sắp xếp bố trí gọn gàng dễ lấy, dễ sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ chơi, đồ chơi không sắc nhọn được sắp xếp trên giá đảm bảo an toàn có vặn vít các giá vào tường đảm bảo an toàn. Môi trường mang tính chất mở được thay đổi theo mỗi chủ đề, thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, hứng thú phát huy tính

                                    

Trẻ tham gia hoạt động chơi trong các góc chơi

Sản phẩm hoạt động góc của trẻ·    

                                       

Đồ dùng tự tạo 

Với sự đa dạng, và tôi lựa chọn đồ dùng có tính thẩm mỹ, màu sắc phù hợp trẻ rất hứng thú, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.

Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động.

 

       Môi trường ngoài lớp học

        Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”.

Trẻ trải nghiệm, chăm sóc vườn rau của bé                                       

Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia,  khám phá những hiểu biết mới về sự tự nhiên xã hội, khoa học, kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực nhận thức, khả năng vận động để trẻ từng bước hòa nhập vào thế giới xung quanh nhờ đó sẽ là tiền đề tốt trong việc hình thành và phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này.

Trẻ hoạt động trải nghiệm ở vườn cổ tích

Các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường chú trọng thực hiện nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay như tổ chức lớp học kỹ năng sống, rèn các kỹ năng tự vệ khi gặp người xấu, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tránh xa các vật dụng nguy hiểm như điện, lửa củi và tránh xa hồ, ao, sông, suối khi không có người lớn đi cùng...

Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Môi trường tạo được cơ hội cho trẻ trải nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất phù hợp với điều kiện nhà trường, văn hóa của địa phương. Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm.

Môi trường ngoài lớp học luôn được nhà trường tận dụng tối đa để giáo dục và phát huy tính tích cực cho trẻ.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo các kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ được hình thành

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là thực sự có ý nghĩa hết sức cần thiết và rất quan trọng. Thông qua các hoạt động, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động sáng tạo.Trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, an toàn với các góc chơi, đồ dùng tự tạo đẹp, mới lạ làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ./.